SUY THẬN

Căn bệnh ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống

SUY THẬN NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO 

(How dangerous is kidney failure?/ English below )

 

Thận không chỉ sản xuất nước tiểu, mà còn đảm nhận nhiều chức năng quan trọng khác như lọc máu cân bằng hàm lượng chất lỏng trong cơ thể, sản xuất enzyme renin giúp kiểm soát huyết áp, sản xuất hormone erythropietin để giúp tạo hồng cầu, kích hoạt vitamin D nhằm duy trì hệ xương khỏe mạnh điều chỉnh mức độ khoáng chất và các hóa chất khác để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường.

Nhưng khi bị suy thận, chức năng này sẽ bị suy giảm khiến các chất thải của cơ thể bị ứ đọng sau quá trình chuyển hóa, trường hợp không được điều trị kịp thời có khả năng gây tử vong

Nguyên nhân

 Thiếu lưu lượng máu đến thận: bị chấn thương dẫn đến mất máu, nhiễm trùng huyết, tim mạch, xơ gan, suy gan, tăng huyết áp,..

 Những bệnh lý tại thận: Suy thận có thể hình thành do những bệnh lý tại thận như phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận, tổn thương thận do ảnh hưởng dùng thuốc điều trị,...

 Một số nguyên nhân khác: Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận, hội chứng HELLP, các biến chứng trong thai kỳ,…Ngoài ra tình trạng mất nước nặng, sản giật hoặc tiền sản giật cũng được xem là 1 trong các tác nhân có thể gây bệnh này.

Dựa vào mức lọc cầu thận mà bệnh được chia thành 5 cấp

 Suy thận cấp 1: thận chỉ mới bị tổn thương nhẹ, mức độ lọc cầu thận 90ml máu mỗi phút.

 Suy thận cấp 2: mức độ lọc máu giảm còn 60-89 ml máu mỗi phút.

 Suy thận cấp 3: thận đã bị tổn thương nghiêm trọng và khi đó mức lọc cầu thậnchỉ còn khoảng 30-59 ml/phút.

 Suy thận cấp 4: Cầu thận đã bị tổn thương nghiêm trọng, mức lọc máu chỉ còn 15-26 ml mỗi phút. Giai đoạn này người bệnh đã phải thực hiện chạy thận nhân tạo hoặc lọc máu để duy trì sự sống.

 Suy thận cấp 5: giai đoạn cuối với mức độ lọc cầu thận chỉ còn dưới 10ml mỗi phút, khi ấy thận của người bệnh chẳng khác nào thận phế, không còn khả năng hoạt động nữa. Và để kéo dài sự sống người bệnh cần được ghép thận, chạy thận, lọc máu.

 

Một số các biến chứng nguy hiểm mà suy thận có thể gây ra nếu không được điều trị và phát hiện sớm như:

 Nước tiểu đậm màu, có lẫn bọt hoặc lẫn máu, xuất hiện cảm giác đau buốt, khó khăn khi đi tiểu.

 Giữ nước khiến tay chân sưng, phù nề.

 Làm tăng huyết áp đột ngột.

 Gia tăng nồng độ Kali trong máu, gây suy giảm chức năng tim, tăng nguy cơ đột quỵ, tử vong.

 Gây tình trạng thiếu máu, gia tăng khả năng gãy xương.

 Gây bất lực, giảm ham muốn tình dục ở nam giới.

 Suy thận dẫn đến suy tim, viêm màng ngoài tim.

Chế độ ăn dành cho người suy thận

 Chế độ ăn nhạt, không ăn quá 2- 4g muối ăn/ngày.

 Không dùng các đồ uống kích thích như: trà, rượu bia…

 Hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều phốt pho như: pho- mát, gan, lạc, đậu đỗ,…

 Hạn chế các thức ăn có chứa nhiều kali như : chuối, các loại quả khô, mứt hoa quả,...

 Nên ăn các đồ ăn như: gạo, bánh mì không có muối, mì ống, khoai tây…

 Nên ăn các loại trái cây tươi: táo, dưa hấu, lê,…

Phòng ngừa

 Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày

 Theo chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và thừa cholestol

 Hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp.

 Dừng hút thuốc lá. Hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn.

 Tập thể dục thể thao mỗi ngày.

 Tránh dùng thuốc không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận, như dùng vitamin C liều cao lâu đài dễ bị sỏi thận.

 Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.

Nguồn: BVĐK Chữ Thập Xanh và sở y tế Bắc Giang

 

GIẢI PHÁP:

SẢN PHẨM DINH DƯỠNG CHĂM SÓC MÁU VÀ TẾ BÀO NATURE POWER 

 

 

N1: Dinh dưỡng cho tế bào, Bổ sung các vitamin A,C,E,..khoáng chất,chất xơ , Enzym cho tế bào.

N2: Năng lượng cho tế bào ,bổ sung toàn bộ các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B7, B9, B12), selen...

N3: Khoáng chất cho tế bào,Bổ sung các khoáng chất: Canxi,glucosamin , đồng, kẽm, Kali, Crom, ...

  Hướng Dẫn Sử Dụng

 Pha 2 muỗng N1 và 1 muỗng N2 với 120ml nước lọc, uống lúc bụng đói , trước ăn 30 phút

 N3: Pha 1 muỗng với 100ml nước lọc, uống sau ăn

 

 


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng